Hướng dẫn cách viết một cv ấn tượng với nhà tuyển dụng

Sau khi tham gia rất nhiều những buổi phỏng vấn xin việc với những nhà tuyển dụng khác nhau, mình nhận ra rằng mỗi nhà tuyển dụng có một “cách đánh giá CV” khác nhau.
Trong hồ sơ xin việc thì CV luôn là tài liệu được nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu. Vì vậy, một điều hiển nhiên đó là bạn nên dành thời gian chăm chút cho CV xin việc nhiều nhất. Dưới đây thì Trung tâm đào tạo kế toán thuế sẽ hướng dẫn các bạn những cách viết CV xin việc hay và ấn tượng nhất để giúp cho các bạn có cơ hội trúng tuyển cao hơn khi tham gia phỏng vấn.

CV xin việc không nhất thiết phải cần có ảnh

Nhiều bạn thường nghĩ CV xin việc bắt buộc phải có ảnh, nhưng thực tế không phải vậy. Nếu bạn để ảnh vào CV, hãy đảm bảo rằng bức ảnh trông thật ưa nhìn và chuyên nghiệp, để nhà tuyển dụng nhìn ảnh của bạn là có thiện cảm ngay. Theo mình thì chỉ nên dán ảnh vào CV khi nhà tuyển dụng yêu cầu.

Hãy sắp xếp và trình bày CV xin việc của bạn một cách chuyên nghiệp

Cách trình bày CV xin việc của bạn đã thật sự dễ nhìn và cân đối hay chưa? Font chữ có dễ nhìn? Bố cục có rõ ràng để nhà tuyển dụng đọc lướt CV xin việc của bạn không? Một bộ hồ sơ xin việc thì không thể thiếu một đơn xin việc được. Chính vì vậy, một đơn xin việc chuẩn năm 2014 sẽ giúp bạn rất nhiều trong một buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng vì họ thường đánh giá rất cao một bộ hồ sơ được trình bày một cách dễ nhìn và chi tiết

Các bạn có thể tham khảo và tải về các mẫu CV xin viêc – đơn xin việc chuẩn trong năm 2015 tại Mẫu đơn xin việc chuẩn 2015

Một số lưu ý chính khi trình bày CV xin việc:

Bạn nên sử dụng những font chữ thông dụng như Times New Roman, Arial, Tahoma. Cỡ chữ khi bạn trình bày vào CV là khoảng 12-13, các tiêu đề có thể để cỡ to hơn. Nếu bạn cảm thấy ưng mắt với chính CV xin việc của mình thì các nhà tuyển dụng cũng sẽ cảm thấy đây là một bản CV dễ nhìn và khá chuyên nghiệp
Nên liệt kê thông tin dưới dạng bullet để nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt ý chính trong CV của bạn. Những đoạn mô tả quá dài sẽ khiến họ cảm thấy nhàm chán khi đọc qua CV của bạn. Bạn hay thử tưởng tượng nếu bạn đang tuyển dụng một nhân viên mà nhìn vào CV xin việc của anh ta như một tập truyện ngắn thì liệu bạn có thực sự quan tâm hay không? Chính vì vậy việc liệt kê ý chính sẽ giúp nhà tuyển dụng nhân sự nắm bắt được những thông tin chính về bạn
Giãn cách dòng vừa phải và hợp lý theo nguyên tắc Gestalt. Tức là những thông tin giống nhau được đặt gần nhau. Ví dụ, bạn nên để nhiều khoảng trống hơn giữa thông tin liên lạc và thông tin về trình độ/ nền tảng giáo dục, còn các thông tin về trường đại học và các khóa học khác sẽ có khoảng trống nhỏ hơn.
Không nên kẻ bảng và gạch chân trong CV xin việc của bạn
Sau khi tham gia rất nhiều những buổi phỏng vấn xin việc với những nhà tuyển dụng khác nhau, mình nhận ra rằng mỗi nhà tuyển dụng có một “cách đánh giá CV” khác nhau. Chính vì vậy các bạn chỉ nên dùng mẫu một mẫu CV xin việc đơn giản nhưng cũng không kém phần chuyên nghiệp.


Cv là gì?

a) Tiêu đề của một bản CV xin viêc

Tiêu đề CV nên là tên đầy đủ của bạn, bạn không cần phải viết chữ Curriculum Vitae hay Resume nữa. Tiêu đề nên viết in hoa, bôi đậm, căn giữa và để cỡ chữ 16. Hãy trình bày sao cho nhà tuyển dụng nhận ra được họ đang chuẩn bị tuyển dụng ai và nhận vị trí gì kh vào công ty hay doanh nghiệp của họ.

b) Thông tin cá nhân không quá dài cũng không nên quá ngắn

Đa số các nhà tuyển dụng và thâm chí chính bản thân mình khi tham gia vào một buổi phỏng vấn, khi mình đọc tới phần thông tin cá nhân mình thường chỉ đọc lướt qua và chú ý tới những thông tin không thể thiếu để liên hệ lại với ứng viên khi họ trúng tuyển. Điều đầu tiên mình chú ý tới đó là địa chỉ Email và số điện thoại, những thứ có thể liên lạc với ứng viên. Tiếp theo đó mình sẽ đọc lướt qua về ngày sinh của ứng viên để tiện xưng hô trong buổi phỏng vấn, và tất nhiên địa chỉ của ứng viên cũng là điều mà mình quan tâm vì nếu bạn ở một địa điểm xa với công ty thì việc giải quyết các công việc và vấn đề thời gian đi làm của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

Mục này bạn không nên để quá nhiều thông tin cá nhân không cần thiết. Những thông tin không thể thiếu là Email, Số điện thoại, Ngày sinh, và Địa chỉ.

c) Vị trí mà các bạn tham gia ứng tuyển

Đừng quên nêu rõ vị trí bạn muốn ứng tuyển. Một công ty trong cùng 1 khoảng thời gian có thể tuyển dụng rất nhiều vị trí. Vì vậy bạn cần cho họ biết bạn muốn ứng tuyển vị trí nào.

d) Nêu bật thành tích cá nhân của bạn trong bản CV

Ngoài việc liệt kê những vị trí, nhiệm vụ, công việc đã đảm nhận, bạn đã nêu được những thành tích đạt được trong công việc chưa? Hãy đưa vào những con số, xếp hạng, giải thưởng mà bạn hoặc nhóm của bạn đã đạt được. Những con số có sức thuyết phục hơn lời nói suông rất nhiều.

e) Trình tự và thời gian làm việc

Trong bản CV, bạn nên thống nhất trình tự thời gian liệt kê trong tất cả các mục, từ học vấn, giải thưởng, đến kinh nghiệm làm việc và hoạt động xã hội là từ gần với hiện tại nhất đến xa hơn.

g) Độ dài của một bản CV xin việc

CV ngắn hay dài không phải là điều quan trọng mà quan trọng là nó có đủ thông tin để thuyết phục nhà tuyển dụng cho bạn vào vòng trong hay không. Tuy nhiên, với các bạn mới ra trường, CV không nên quá 3 trang.

h) Tùy chỉnh CV xin việc theo những gì mà bạn cảm thấy hợp lý nhất

Đối với mỗi vị trí ứng tuyển, bạn hãy chỉnh lại bản CV của mình bằng cách nhấn mạnh vào những kinh nghiệm, kỹ năng phù hợp nhất với vị trí đó. Các hoạt động khác chỉ cần nêu ngắn gọn.

Các bạn mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm nên đừng quên liệt kê các hoạt động xã hội mà bạn đã tham gia nhé.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *