Những CV Tiếng Việt dành cho sinh viên mới tốt nghiệp
Tuy nhiên hãy tỉnh táo khi lựa chọn thông tin, ví dụ, nếu nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ứng viên trẻ tuổi, hoặc ưu tiên giới tính là nữ thì không có lý gì bạn lại không đưa vào để tăng tính thuyết phục cho hồ sơ xin việc.
Người ta không cần quan tâm bạn sinh ở đâu và bố mẹ bạn làm gì đâu, điều quan trọng là chính bạn. Phần thông tin cá nhân cơ bản chỉ cần ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ và số điện thoại liên lạc là đủ. Sếp tuyển dụng chỉ cần biết bấy nhiêu đó để liên lạc với bạn hẹn phỏng vấn mà thôi.
Quan điểm – nguyện vọng nghề nghiệp
Phải nêu rõ ràng và nổi bật công việc bạn thích, phù hợp khả năng, kể cả môi trường làm việc mà bạn yêu cầu. Khi xin vào làm việc tại một công ty hiện đại thì đây là phần ăn điểm vì chúng ta dám yêu cầu, đòi hỏi và hoàn toàn tự tin khi đề nghị công việc cho chính mình.
Khả năng và bằng cấp
Một CV tốt là phải phản ánh được khả năng, sở trường của bạn, kể cả những thành tựu đã đạt được. Viết thật đơn giản, tránh khoa trương nhưng phải đảm bảo chỉ ra được bạn làm được những gì. Bằng cấp thì chỉ nên nêu những bằng có giá trị và có liên quan đến công việc đang xin.
Kinh nghiệm làm việc
Sinh viên Việt Nam hơi thiếu khoản này. Vì vậy, ngay bây giờ phải gấp rút lăn xả vào thực tế, hòng kiếm cái để ghi vào mục này đi nhé. Không cần phải liệt kê tất tần tật những công việc lớn nhỏ mà bạn đã làm qua. Chỉ cần lựa chọn một hai công việc có giá nhất và thành tựu lớn nhất đạt được là đủ.
Hoạt động ngoại khóa
Đây là phần quan trọng không kém, nó thể hiện cá tính và năng lực của bạn. Có thể trình bày cả hobby của bạn trong phần này. Thành tích hoạt động càng nhiều càng có cơ hội việc làm.
Ngày tháng tốt nghiệp đại học: là phần kết thúc cái CV hiện đại của bạn. Đừng che giấu cá tính của mình trong CV. Bây giờ nó không khô khan như trước kia nữa, CV đi tiền trạm cho bạn và nó quyết định tương lai của bạn.
Các lỗi thường gặp khi viết CV xin việc
Không gắn liền thông tin liên lạc vào CV hoặc để thông tin liên lạc ở chỗ dễ bị rơi rớt, như là trang cuối của CV.
Cách thức liên lạc quá ít, dẫn tới khi nhà tuyển dụng dùng 1 cách liên lạc không được là không thể gọi được luôn.
Nói dài dòng về gia đình
Không nói được năng lực của bản thân có thể sắp xếp vào việc gì, hoặc dự định ứng tuyển vào việc gì
Ngoài ra, đây là các điểm thường được chấm cho một CV tốt:
Kinh nghiệm tốt: ở công ty to, lâu năm, tính chuyên môn cao. Gắn với vị trí đang ứng tuyển.
Quá trình nghề nghiệp tiến dần, phát triển
Trình bày CV rõ ràng, dễ hiểu
Trong mô tả kinh nghiệm, nói được các thế mạnh thuộc về năng lực, nói rõ mình đã thâu nhận được các kiến thức và kỹ năng nào từ từng công việc đã trải qua.
Sau cùng, đối với các công ty hiện đại thì CV tiếng Anh luôn được ưu tiên hơn CV tiếng Việt vì nó tạo cảm giác bạn ở một đẳng cấp khác. Nên viết CV tiếng Anh thay vì một sơ yếu lý lịch tiếng Việt.
Những gì không nên có trong CV xin việc
Dưới đây là một vài điều không cần xuất hiện trong CV của bạn. Lưu ý rằng có thể có những trường hợp ngược lại, bạn hãy cân nhắc xem làm thế nào cho phù hợp nhất nhé!
Thông Tin Cá Nhân
Bạn không cần phải cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào trong CV. Điều này không mang lại lợi ích gì về việc giúp chứng minh bạn là một nhân viên tiềm năng.
Địa chỉ của bạn
Bệnh hoặc khuyết tật nào đó
Tình trạng sức khỏe của bạn
Tuy nhiên hãy tỉnh táo khi lựa chọn thông tin, ví dụ, nếu nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ứng viên trẻ tuổi, hoặc ưu tiên giới tính là nữ thì không có lý gì bạn lại không đưa vào để tăng tính thuyết phục cho hồ sơ xin việc.
Lỗi chính tả
Nộp CV xin việc hay đơn xin việc có lỗi chính tả là cách dễ nhất và nhanh nhất phá hỏng cơ hội nhận được cuộc phỏng vấn. Bạn nên kiểm tra kỹ lỗi chính tả, ngữ pháp trước khi gửi đi.
Hình ảnh và đồ họa
Không cần bao gồm các hình ảnh minh họa trong CV của bạn. Không chỉ bởi vì chúng không được các nhà tuyển dụng yêu thích cho lắm mà hình ảnh còn có thể bị lỗi đối với một số ứng dụng nộp CV online.
Nhưng nếu là CV dạng Infographic hoặc bạn ứng tuyển vị trí designer chẳng hạn, hình ảnh lại nói lên được nhiều điều. Hãy cân nhắc!
Phông chữ và định dạng phức tạp
Luôn sử dụng loại phông chữ và định dạng dễ đọc. Điều này giúp nhà tuyển dụng xem xét hồ sơ của bạn một cách dễ dàng và dễ chịu hơn.
Phông chữ dễ sử dụng bao gồm: Veranda, Time New Roman, Arial, ….
Chèn nhiều bảng (insert table)
Một số phần mềm tuyển dụng và cả email sẽ không thể đọc được các bảng mà bạn chèn vào để trình bày CV cho đẹp hơn. Tốt nhất chỉ nên định dạng bằng cách sử dụng các đoạn ngắt dòng và định dạng đơn giản.
Dùng file PDF
Một số phần mềm tuyển dụng không thể đọc được file PDF. Trừ khi có yêu cầu nộp CV xin việc dạng PDF, bạn nên nộp hồ sơ của bạn ở định dạng word (.doc hoặc .docx).
Lời khuyên khi trình bày CV xin việc của bạn
2 mặt của giấy A4 là đủ cho một CV
Sử dụng giấy in chất lượng tốt
Đối với giáo dục, trình bày từ gần đến xa
Tóm tắt bằng cấp mà đã đạt được một số năm trước đó
Kinh nghiệm có liên quan nhất tới công việc phải được viết sau cho nổi bật nhất, bạn có thể dành một phần riêng biệt cho nội dung này
CV nên rõ ràng và nhất quán và để lại nhiều không gian màu trắng
Tiêu đề nên nổi bật bằng cách sử dụng in đậm hoặc in nghiêng
Sử dụng phông chữ dễ đọc với kích thước tối thiểu là 11
Sử dụng từ ngữ mang tính tích cực/hành động để mô tả những gì bạn đã làm
Kiểm tra chính tả, ngữ pháp và dấu chấm câu
Leave a Reply