Tự tin với lá thư cảm ơn gửi nhà tuyển dụng sau phỏng vấn xin việc
Nhìn chung đây là 3 phần trọng tâm nên bám sát để hoàn thành lá thư cảm ơn phỏng vấn xin việc
Đảm bảo rằng với tên của nhà tuyển dụng, địa chỉ mail hay địa chỉ văn phòng công ty
Thử cho rằng buổi phỏng vấn xin việc của bạn giống như 1 chiếc áo. Chiếc áo này đang chuẩn bị kĩ càng từ khâu nguyên liệu và việc may đo, khâu vá và chỉ còn những mũi cuối cùng sắp sửa hoàn tất. Tên gọi của những mũi khâu này là gì ?
Vâng, đó chính là vị cứu tinh có tên Lá thư cảm ơn sau phỏng vấn . Một cuộc khảo sát đã đưa ra kết luận 80% nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt với ứng viên nào gửi thư cảm ơn họ ngay sau buổi phỏng vấn xin việc. Nghe có vẻ khá lỗi thời nên thường bị lãng quên. Lá thư cảm ơn không chỉ giúp bạn tăng thêm cơ hội mà điều này còn hỗ trợ nhà tuyển dụng có thêm căn cứ ra quyết định lựa chọn ứng viên sáng giá nhất. Thay vì bị động ngồi chờ kết quả tuyển dụng, bạn nên chủ động nghĩ ngay tới việc viết 1 lá thư cảm ơn. Cần thiết nhưng viết như thế nào? Chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn một số sợi chỉ “chiêu trò” để hoàn tất “chiếc áo” phỏng vấn thành công. Bài viết còn có thể mang đến thông tin hữu ích cho những ai đang trong quá trình tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp.
*Sợi chỉ 1: Thời gian
Thư cảm ơn gửi đến nhà tuyển dụng trong khoảng 24h kết thúc phỏng vấn xin việc sẽ gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Bạn nên tận dụng thời gian này, vì đây chính là lúc họ còn nhớ nhiều thông tin về bạn.
*Sợi chỉ 2 : Văn phong lá thư
Điểm lưu ý trong một lá thư cảm ơn đó là bạn nên sử dụng câu đơn, có sự phân đoạn rõ ràng, mỗi đoạn dài không quá 150 từ. Ngôn từ gãy gọn, chính xác và tránh lan man bởi nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người không cẩn thận. Sử dụng một phông chữ đơn giản như Arial, Times New Roman, hoặc Verdana . Chọn kích thước phông chữ 10 hoặc 12. Ba điều tối kỵ mà bạn không được phép sai : tên, chức vụ, giới tính.
Lưu ý về Mr, Ms, Miss hay loại hình công ty: Cổ phần, TNHH,… Đây có thể là những lỗi rất nhỏ, nhưng nếu không cẩn thận bạn có thể mắc phải sai lầm ngớ ngẩn này, vì vậy hãy thận trọng.
*Sợi chỉ 3: Format hợp lí
Phần đầu :
1. Thông tin liên hệ người gửi (Contact information)
Tên của bạn (Your name)
Địa chỉ của bạn ( Your Adress)
Số điện thoại của bạn ( Your number)
Địa chỉ email của bạn ( Your email)
Ngày (Date)
2. Thông tin liên hệ: ( Người mà bạn đang viết cho)
Tên
Tiêu đề
Công ty
Địa chỉ
Thành phố , Nhà nước , Zip Code
Phần thân
Thưa ông (Dear) / Ms . Tên cuối cùng
+ Nói lời cảm ơn vì nhà tuyển dụng đã dành thời gian phỏng vấn bạn.
+ Nhấn mạnh rằng cuộc phỏng vấn thực sự hữu dụng với bạn
+ Bày tỏ mong muốn nhận phản hồi
+ Khẳng định bạn hoàn toàn có thể đảm đương vị trí ứng tuyển.
+ Cung cấp thêm các thông tin cần thiết để nhà tuyển dụng có thể liên lạc
+ Lời chúc dành cho nhà tuyển dụng.
Phần cuối:
Trân trọng (Best regards)
Chữ ký viết tay ( cho thư tay )
Chữ ký đánh máy
Nhìn chung đây là 3 phần trọng tâm nên bám sát để hoàn thành lá thư cảm ơn phỏng vấn xin việc. Để cẩn trọng hơn, bạn có thể viết thư nháp trước khi bắt đầu viết chính thức, gạch đầu dòng các tiêu điểm cần nhấn mạnh.
*Sợi chỉ 4 : Thông tin thu thập
Đảm bảo rằng với tên của nhà tuyển dụng, địa chỉ mail hay địa chỉ văn phòng công ty , tất cả những thông tin này bạn đã nắm rõ. Đây là điều kiện đảm bảo thông tin bạn gửi đi một cách chắn chắn, vì vậy đừng để những sai sót này ảnh hướng đến kết quả của cuộc phỏng vấn.
Lưu ý cần bày tỏ thái độ chân thành, ngôn từ phải là của bạn, không sao chép. Thêm nữa, bạn nên tập trung đến các điểm nhấn sau :
+ Nhấn mạnh điểm mạnh mà bạn có.
+ Đề cập đến một hướng hợp tác tích cực
+ Thể hiện cam kết và quyết tâm nếu được tuyển dụng
*Sợi chỉ 5 : Hình thức viết
Người phỏng vấn xin việc có thể viết thư tay gửi trực tiếp đến văn phòng công ty, ghi rõ người nhận, chức vụ. Thư tay cần nhớ trình bày khoa học, sạch đẹp và dễ nhìn.
Nếu muốn nhanh chóng và độ an toàn cao hơn, bạn gửi email cảm ơn. Dù thuận tiện nhưng bạn phải chú tâm các chi tiết như sau:
+ Subject (tiêu đề) : cho nhà tuyển dụng biết email của bạn nói gì trước khi họ đọc nó. Nó giúp người nhận có phân loại được email nên bắt buộc ý chính phải nằm ở tiêu đề. Subject mơ hồ, lan man sẽ là điểm trừ rất nặng đối với 1 lá thư cảm ơn. Không nên viết in hoa toàn bộ các chữ cái trong tiêu đề
+ Cc: (Carbon Copy) và Bcc: (Blind carbond copy). Bất cứ một địa chỉ Email nào bạn gõ vào Cc: đều nhận được một bản sao của bức thư, và người nhận trong hộpTo: sẽ thấy địa chỉ Cc: mà bạn đã cho bản sao. Còn với Bcc thì không như vậy người nhận trongTo: sẽ không biết là bức thư này còn được sao gửi cho Bcc.
+ Lượng chữ 1 dòng không nên quá dài : hãy viết từng dòng ngắn thôi. Tốt nhất là 64 kí tự hoặc ngắn hơn (kể cả dấu trống). Sau khi gõ đợc 64 kí tự thì bạn nên nhấn Enter. Giữa những dòng với nhau, bạn nên cách khoảng bằng một lần enter nữa vì khi đọc trên máy tính, nếu viết dính liền thì rất khó đọc.
Nói chung thật là không lịch sự (đặc biệt là trong Tiếng Anh) khi viết quá nhiều chữ viết hoa. Trước hết, văn bản viết bằng chữ hoa thật là khó đọc, tạo cảm giác như chữ cái đang la hét và nhảy múa. Nhưng nếu bạn muốn làm nổi bật một từ nào đó quan trọng thì nên sử dụng dấu hoa thị như thế này *.
Viết tắt là một cách tốt để tiết kiệm thời gian và công sức nếu như cả người gửi và nhận đều hiểu. Nhưng nếu nhà tuyển dụng không hiểu thì sẽ ngược lại. Vì vậy nên hạn chế viết tắt trong các lá thư điện tử đặc biệt là với những thư quan trọng như thư cảm ơn.
+ Chữ kí: Viết tên mình dưới bức thư là một là hành động biểu hiện lịch sự. Bạn có thể ghi thêm các thông tin khác nữa như địa chỉ, số điện thoại vào cuối thư. 1 số dịch vụ như email có sử dụng tính năng thêm chữ kí vào cuối như Yahoo, Gmail, Outlook.
* Sợi chỉ 6 : Cẩn thận không thừa
Tiêu chí cho một bức thư sau phỏng vấn xin việc không nhiều nhưng đòi hỏi bạn phải cẩn thận, soát lỗi tỉ mỉ đến từng chi tiết để tránh phạm phải những lỗi nhỏ đáng tiếc. Tốt nhất trước khi viết chính thức, mỗi ứng viên nên viết thử một lá thư nháp rồi sửa chữa hoàn thiện thêm.
Leave a Reply